Tổng cộng: 0
Tổng cộng: 0

Hãng xe Nhật sẽ ra mắt trực tuyến Civic thế hệ thứ 11 dưới dạng prototype (nguyên mẫu) vào ngày 17/11. Mẫu sedan cỡ C sẽ được giới thiệu trên nền tảng mạng xã hội, trong một sự kiện đặc biệt. Honda cũng hé lộ trước hình ảnh ban đầu về Civic mới, cho thấy phần nào thiết kế. Lưới tản nhiệt được tạo hình lại, đèn pha mới tích hợp đèn ban ngày LED, và phần đuôi xe đơn giản hơn thế hệ hiện nay. Video: Honda Đèn hậu có dạng hơi giống Lexus RC F, nhưng tư thế lật ngược. Chữ “Civic” giờ đây nằm trên đèn hậu và về phía trên trái, logo Honda vẫn đứng giữa nắp cốp. Hiện chưa rõ về thông tin động cơ. Civic sedan hiện hành ở Mỹ dùng động cơ 2 lít, 4 xi-lanh, hút khí tự nhiên, công suất 158 mã lực. Bản EX trang bị động cơ 1,5 lít, turbo, công suất 174 mã lực và mô-men xoắn 219 Nm. Chỉ có hộp số CVT và hy vọng thế hệ mới có thêm tùy chọn hộp số. Civic Si vẫn có tên trong danh sách các phiên bản, và dường như sẽ mạnh hơn thế hệ hiện hành (205 mã lực và mô-men xoắn 260 Nm). Còn bản Type R hot hatch sẽ duy trì vị trí phiên bản mạnh nhất. Civic thế hệ hiện hành. Ảnh: Honda Theo kế hoạch, Honda sẽ ra mắt Civic sedan thế hệ mới tại Mỹ vào cuối mùa xuân 2021, với tư cách xe đời 2022. Tại Việt Nam, Civic bán ra 3 phiên bản, gồm 1.5 RS, 1.5 G và 1.8 E, giá đề xuất 729-929 triệu đồng. Mỹ Anh (theo Carscoops) Click to rate this post! [Total: 0 Average: 0]

Có đôi khi, những hư hỏng ở hệ thống phun nhiên liệu cũng sẽ làm sáng đèn báo hỏng cảm biến oxy. Do vậy, việc hiểu chính xác cảm biến oxy là gì sẽ giúp khách hàng tránh mất tiền oan vì không cần phải liên tục thay mới thiết bị này. Cảm biến oxy trong xe ô tô là gì? Đi cùng với sự phát triển của công nghệ, nhiều thiết bị mới đã được sáng tạo ra để giúp chủ sở hữu có thể kiểm soát được tình trạng xe. Những thiết bị này chính là các bộ cảm biến được lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong hệ thống động cơ của xe hơi. Nếu có bộ phận nào đó gặp trục trặc, đèn báo “Check engine” (Kiểm tra động cơ) sẽ bật sáng. Cảm biến oxy ô tô Từ đó, những người thợ có thể kiểm tra cụ thể phần bị hỏng mà không cần tốn nhiều thời gian tháo lắp toàn bộ hệ thống động cơ như trước đây. Tùy từng loại xe, hãng xe mà sẽ có nhiều các loại cảm biến khác nhau được lắp đặt. Phổ biến nhất trong số đó phải kể đến: cảm biến khí nạp, trục cam, kích nổ, cảm biến vị trí bướm ga và cảm biến oxy. Công dụng của cảm biến oxy Cảm biến oxy trong xe hơi đóng vai trò như một chiếc máy đo lượng khí oxy còn dư trong khí thải động cơ. Từ đó, dữ liệu này sẽ được truyền về ECU (bộ kiểm soát và điều khiển điện tử trung tâm), sau đó ECU sẽ tính toán và đưa ra phương án cân chỉnh nhiên liệu và lượng không khí nạp vào động cơ sao cho đạt hiệu suất

Trong những năm gần đây, rất nhiều bệnh phát sinh mà nguyên nhân gây ra bởi khói bụi và tình trạng ô nhiễm không khí. Một số người thậm chí đã tử vong vì sống trong những ngôi nhà có quá nhiều formaldehyd, một loại hóa chất dễ bay hơi được dùng phổ biến trong các ngành công nghiệp. Chất lượng không khí đã dần trở thành một trong những vấn đề trọng tâm, góp phần tạo nên cơn sốt về mặt nạ, khẩu trang và máy lọc không khí. Nhưng nhiều người không biết rằng ô tô, phương tiện đi lại phổ biến hàng ngày, mới chính là nơi bị ô nhiễm nặng nhất. Nguồn ô nhiễm “bẩm sinh” Nguồn ô nhiễm chính trong ô tô đến từ hai khía cạnh. Thứ nhất là chất kết dính được sử dụng trong quá trình lắp ráp ô tô và thứ hai là sơn được sử dụng trong các phụ kiện nội thất. Đây là thủ phạm chính trong việc giải phóng khí độc. Ngoài ra, bản thân chiếc xe cũng có thể phát tán carbon dioxide và carbon monoxide từ động cơ, với nồng độ cao và có khả năng đe dọa đến tính mạng con người. Thêm vào đó, do không gian bên trong xe hẹp và kín gió, nồng độ khí độc càng cao hơn so với các nguồn ô nhiễm không khí bên ngoài. Hiện đại và sang trọng nhưng xe hơi cũng có thể là chiếc quan tài đang bao bọc lấy bạn. Giải pháp chống ô nhiễm không khí cho xe hơi Cách tốt nhất để loại bỏ ô nhiễm không khí trên xe hơi tất nhiên là mở cửa sổ. Nhưng, thông gió bằng cửa sổ rõ ràng là không đủ để đáp ứng

Phụ tùng ô tô là một thị trường “béo bở” để các loại hàng giả, nhái “lộng hành”. Làm sao để phân biệt, nhận biết được phụ tùng chính hãng và hàng nhái, giả? Để đảm bảo xe ô tô hoạt động hiệu quả cần thiết phải trang bị những phụ tùng có chất lượng tốt. Hiện nay có rất nhiều loại phụ tùng xe được bán trên thị trường để đáp ứng nhu cầu người mua. Theo phân loại có các loại phụ tùng như hàng chính hãng, phụ tùng thay thế OEM, phụ tùng đã qua sử dụng, phụ tùng nhái, phụ tùng nội địa và xuất khẩu… Tùy vào nhu cầu sử dụng hoặc điều kiện tài chính mà người mua tìm kiếm loại phụ tùng phù hợp với chiếc xe. Phụ tùng chính hãng được ưa chuộng bởi chất lượng tốt Đa số những người có nhu cầu thay thế phụ tùng đều muốn sử dụng hàng chính hãng. Chất lượng của các phụ tùng chính hãng được đảm bảo bởi nó sẽ khớp từng chi tiết với chiếc ô tô của bạn. Điều này giúp việc vận hành xe tốt nhất. Tuy nhiên, không phải nhà cung cấp nào cũng có những sản phầm chính hãng. Nhiều nhà cung cấp vì chạy theo lợi nhuận mà nhập những phụ tùng trôi nổi, không chính hãng, hãng thay thế tương tự và có khi là hàng giả kém chất lượng. Việc sử dụng các phụ tùng giả gây tác hại lớn cho xe. Những phụ tùng giả thường không ăn khớp với các bộ phận khác trong máy, làm cho các liên kết, kết nối kém bền vững. Từ đó, dẫn đến việc ăn mòn gây hư hại máy. Không những thế, khi sử dụng các phụ

Phủ ceramic là gì? Có nên phủ ceramic ô tô không? Giá bao nhiêu? Phủ ở đâu?… Tất tần tật tư vấn, kinh nghiệm phủ ceramic ô tô sẽ được chia sẻ sau đây. Một nỗi lo lắng chung mà gần như bất kỳ chủ xe ô tô nào cũng gặp phải đó là sợ bị lừa, bị chặt chém, bị chơi chiêu khi tiếp cận một phương pháp làm đẹp, chăm sóc, bảo vệ xe ô tô mới mẻ nào đó. Với phủ ceramic – một phương pháp làm đẹp xe vẫn còn khá lạ thì việc lo ngại cũng là chuyện dễ hiểu.   Nắm bắt được điều này nên team quyết định tìm hiểu và viết một bài tổng quan nhất đồng thời chi tiết nhất về phủ ceramic cho xe ô tô, để bạn đọc có được cái nhìn chính xác nhất về phủ ceramic, cũng như có thêm nhiều kinh nghiệm nếu quyết định phủ ceramic cho xế cưng của mình. Phủ ceramic là gì? Phủ ceramic (hay còn gọi phủ gốm, phủ men, phủ thuỷ tinh) cho ô tô là việc phủ lên các bề mặt xe ô tô một lớp gốm ceramic. Vật liệu ceramic phủ xe ô tô thường có gốc vô cơ điển hình là SiO2, Graphene… Đây là một trong các phương pháp làm đẹp và bảo vệ xe phổ biến ở nước ngoài. Mỗi bộ phận trên xe sẽ phù hợp với một loại ceramic khác nhau như: Ceramic nền sơn, Ceramic phủ nhựa nhám, Ceramic phủ kính, Ceramic phủ vành mâm, Ceramic phủ nội thất hoặc khoang động cơ…. Vật liệu ceramic phủ xe ô tô thường có gốc vô cơ như SiO2, Graphene… Khi phủ ceramic cho xe, ví dụ như phủ sơn xe, lớp ceramic sẽ

Chiếc Yamaha RD350 Falcon thuộc hàng những chiếc mô tô 2 thì cổ đã được độ lại để có được một ngoại hình mới mẻ hơn cùng với động cơ khủng. Sau khi thấy nguyên bản chiếc Yamaha RD350 và so với phiên bản sau khi độ, chắc chắn nhiều anh em sẽ bất ngờ với những gì thợ độ đã tạo nên cho chiếc xe này. Một ngoại hình mới mẻ với những chi tiết góc cạnh, sắc nhọn đã thay thế hoàn toàn hình ảnh cổ điển trang nhã vốn có của Yamaha RD350. Nhờ vào kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tạo mô tô, ngoài việc tạo hình thì các thợ độ của Moto Essence lần này đã làm lại bộ phận động cơ cho Yamaha RD350, được đặt tên là Falcon (chim ưng). Từ bộ máy nguyên bản là khối động cơ xi-lanh đôi với dung tích 347 cc đã được thay thế bằng loại có dung tích lớn hơn là 420 cc, nhờ đó công suất đầu ra tăng lên tối đa 90 mã lực. Các piston được lấy từ Wiseco để xử lý hãm tốc công suất đầu ra. Chỉ số xe cũng lớn hơn, bộ chế hòa khí thuộc loại Keihin cỡ 38 mm và bộ ống xả mới với bụng pô cỡ lớn, mang đến dáng vẻ thể thao hơn cũng được thay thế. Khung gầm của Falcon được lấy từ nhà sản xuất khung Parenti của Ý. Cụm đồng hồ của Yamaha RD350 Falcon cũng được chỉnh sửa lại. Thân xe đã lượt bớt một số bộ phận để giảm trọng lượng, giúp cho xe có khả năng bứt tốc tốt hơn. Dường như chiếc xe này chỉ để hoạt động trên đường đua nên toàn bộ hệ thống đèn trước

Đâu là giải pháp tốt nhất để bảo vệ dàn áo cho xế cưng của anh em? Câu hỏi được quá nhiều anh em mới mua xe đặt ra mà chưa có lời giải nào hợp lý cả. Vậy dán keo trong và phủ Nano sẽ có những mặt lợi hại nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây. Phủ Nano Thực chất phủ Nano chỉ tạo ra được một lớp màng mỏng phía trên bề mặt của lớp sơn xe, giúp dàn áo của xe được bóng hơn. Lớp Nano này rất trơn giúp giảm được lực ma sát khi có vật va chạm vào xe, từ đó hạn chế được các vết trầy xước cho xe. Phủ Nano làm bóng xe. Ngoài ra, lớp màn bảo vệ này còn giúp xe lâu bị bạc màu, hạn chế bám bụi bẩn và việc rửa xe cũng được nhanh chóng hơn. Trên thực tế việc phủ Nano không mấy hiệu quả, ngoài việc giúp xe bóng đẹp hơn thì tác dụng chống trầy xước là không nhiều. Sau khi phủ Nano xe vẫn bị trầy xước. Sử dụng thử dịch vụ phủ Nano ở một tiệm sửa xe mình đánh giá thế này, với mức giá 300 nghìn đồng là hợp lý và ngang bằng với mức giá dán keo trong. Cảm nhận sau khi phủ Nano: Sau khi phủ xe rất bóng và đẹp, bám bụi bẩn ít và cảm nhận rõ nhất khi đi trời mưa và rửa xe các vết bẩn dễ trôi đi hơn. Khi được phủ Nano dàn áo rất bóng và ít bám bụi bẩn. Thế nhưng việc chống trầy là không cao, chỉ có những vết xước nhẹ mới có thể xử lý được. Sau khoảng 3 tháng sử dụng lớp Nano

Nhấn Gọi